Phân biệt remarketing và retargeting

Nếu bạn đang muốn tăng lợi nhuận và giữ chân khách hàng, hãy tìm hiểu Remarketing và Retargeting. Các digital marketer thường nhầm lẫn hai thuật ngữ này. Nhìn chúng có vẻ giống nhau nhưng lại hoàn toàn khác biệt. Cùng Megaon tìm hiểu chi tiết về hai khái niệm này trong bài viết dưới đây nhé. 

Trong thế giới Digital Marketing, có vô số phương thức tiếp thị. Nhưng đó chỉ là giai đoạn đầu trong hành trình trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp cần lập kế hoạch tiếp thị lại để giữ mối liên kết với khách. 

Remarketing là gì?

Remarketing (còn gọi là tiếp thị lại) thường được sử dụng trong các chiến dịch Email Marketing. Remarketing cũng được dùng để thực hiện các chiến lược gia tăng bán hàng (up-selling) hoặc bán chéo sản phẩm (cross selling) nhằm thúc đẩy tăng doanh thu bán hàng từ nhiều sản phẩm khác nhau. 

Remarketing nhắm tới khách vào website nhưng không có hành động chuyển đổi: đặt hàng, đăng ký, thanh toán; khách hàng đã đặt hàng, khách hàng vào website bằng công cụ tìm kiếm tự nhiên (không trả phí). 

Remarketing đem lại 3 lợi ích cho doanh nghiệp:

  • Duy trì sự hiện diện thương hiệu trước mắt khách hàng tiềm năng.
  • Cung cấp thông tin cập nhật mới nhất, nhanh nhất cho khách hàng.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng doanh số khi nhắm tới đúng đối tượng khách hàng và đúng thời điểm.

Retargeting là gì?

Retargeting (còn gọi là nhắm chọn lại) được sử dụng để tiếp cận lại khách hàng bằng các quảng cáo trả tiền (Paid ads). Đối tượng mà quảng cáo nhắm tới là những khách hàng đã truy cập vào website/Landing page nhưng không mua hàng. Retargeting được thực hiện thông qua Facebook Ads hay Google Ads. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng trên đa kênh, từ đó tăng độ nhận diện thương hiệu/sản phẩm và kích thích khách hàng quay lại website mua hàng. 

Retargeting có 2 hình thức: Onsite Retargeting và Offsite Retargeting. Hai hình thức này lại được chia thành các nhóm nhỏ như sau: 

  • Nhắm chọn lại theo hành vi truy cập trang (Site Retargeting)
  • Nhắm chọn lại động (Dynamic Retargeting)
  • Nhắm chọn lại trên mạng xã hội (Social Media Retargeting)
  • Nhắm chọn lại theo hành vi tìm kiếm (Search Retargeting)
  • Nhắm chọn lại theo danh sách kèm kết quả tìm kiếm (Retargeting list for search ads – RLFSA)
  • Nhắm chọn lại theo thư điện tử & CRM (Email & CRM Retargeting)

So sánh Remarketing và Retargeting

Trong khi Remarketing tập trung vào giỏ hàng, đeo bám khách hàng, chờ có chuyển đổi mua hàng thì Retargeting tập trung phủ nhiều kênh ads để thu hút khách truy cập vào website một lần nữa. 

Remarketing chỉ sử dụng thuần dữ liệu chính ngạch để triển khai chiến dịch, Retargeting lại sử dụng nhiều loại dữ liệu khác nhau để triển khai, bao gồm 3 loại dữ liệu: dữ liệu chính ngạch, dữ liệu đối tác chia sẻ và dữ liệu bên thứ 3 độc lập.

Tuy cách triển khai khác nhau, nhưng Remarketing và Retargeting đều có chung mục tiêu là chuyển đổi cho những người có nhiều khả năng mua hàng từ thương hiệu của doanh nghiệp. Do đó, bạn có thể kết hợp hai hình thức này lại với nhau để tạo hiệu quả tốt nhất.

 

 



ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, Megaon.vn sẵn sàng tư vấn ngay. Để được chuyên gia hỗ trợ ngay bạn vui lòng điền thông tin vào mẫu bên dưới:

[contact-form-7 id="500"]