Nên chọn chiến lược thương hiệu hay chiến lược kinh doanh?

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp được thành lập, do đó công ty của bạn cần xây dựng chiến lược hiệu quả mới có thể cạnh tranh được với những đối thủ ngang tầm hay thậm chí nặng ký hơn. Vậy nên chọn xây dựng chiến lược thương hiệu hay chiến lược kinh doanh để phát triển doanh nghiệp, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

 Vai trò của chiến lược thương hiệu đối với doanh nghiệp

Chiến lược thương hiệu là một kế hoạch lâu dài cho sự phát triển của doanh nghiệp, nhằm định vị được thương hiệu của mình trong mắt người tiêu dùng và gây ấn tượng đối với khách hàng mục tiêu của mình.

Xây dựng chiến lược thương hiệu mang lại nhiều lợi ích, cụ thể:

  • Mọi người nhận diện sản phẩm
  • Khác biệt hóa doanh nghiệp của bạn với đối thủ cạnh tranh:  Hướng người dùng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn thay vì của đối thủ cạnh tranh.
  • Giúp kết nối với người tiêu dùng
  • Khiến người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn sản phẩm của bạn

Vì vậy doanh nghiệp muốn phát triển cần phải xây dựng một chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp, hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh. Dưới đây là các bước để xây dựng một chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp

  • Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu
  • Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh trên thị trường
  • Bước 3: Xác định xu hướng thị trường và phân tích cơ hội trên thị trường
  • Bước 4: Xây dựng giá trị cốt lõi của thương hiệu
  • Bước 5: Định vị thương hiệu
  • Bước 6: Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu: Tên thương hiệu, logo, slogan….
  • Bước 7: Quản trị thương hiệu

Nếu không có chiến lược thương hiệu thì một doanh nghiệp dù tầm cỡ đến mức nào thì hình ảnh sẽ mờ nhạt dần và mất dần niềm tin từ khách hàng. Đối với thị trường phát triển cạnh tranh như hiện nay thì xây dựng chiến lược thương hiệu là điều doanh nghiệp nhất định phải làm nếu muốn phát triển.

 Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh là xây dựng kế hoạch cho sự phát triển của một doanh nghiệp. Vậy chiến lược kinh doanh có vai trò gì đối với doanh nghiệp: 

  • Giúp doanh nghiệp có thể vừa linh hoạt vừa chủ động để thích ứng với những biến động của thị trường, bên cạnh đó đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo đúng hướng.
  • Nắm bắt được cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
  • Chiến lược kinh doanh giúp định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai thông qua việc phân tích và dự báo môi trường kinh doanh.
  • Giúp doanh nghiệp huy động, khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn lực, phát huy sức mạnh của doanh nghiệp.

Để xây dựng được một chiến lược kinh doanh hiệu quả thì cần thực hiện 4 bước sau:

–  Thiết lập mục tiêu của công ty: Các mục tiêu đặc biệt cần chú ý là: doanh thu, lợi nhuận, thị phần, tái đầu tư.

–  Đánh giá vị trí hiện tại: Đấy chính là đánh giá môi trường kinh doanh để xác định xem yếu tố nào trong môi trường hiện tại đang là nguy cơ hay cơ hội cho mục tiêu và chiến lược của công ty. Đồng thời đánh giá nội lực chính là phân tích đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của công ty về các mặt sau: tài chính, quản lý, marketing, hoạt động sản xuất, nghiên cứu và phát triển .

–   Chiến lược sản phẩm: Các yếu tố đó là: chất lượng sản phẩm đảm bảo, giá thành sản phẩm hợp lý, nhãn hiệu sản phẩm hấp dẫn.

   –  Đánh giá và kiểm soát kế hoạch: Các nhà quản lý xác định xem liệu lựa chọn chiến lược của họ trong mô hình thực hiện có phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh khôn ngoan sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, tạo ra được sức cạnh tranh lớn trên thị trường, đồng thời cũng mang lại hiệu quả kinh tế lớn

Nên chọn chiến lược thương hiệu hay kinh doanh? 

Nếu không có xây dựng chiến lược thương hiệu thì rất dễ tạo ra những xung đột, hiểu lầm trong kế hoạch phát triển thị trường của doanh nghiệp. Ngoài ra, sẽ hoạt động không nhất quán, hình ảnh mờ nhạt, khách hàng không có ấn tượng

Nếu doanh nghiệp có chiến lược xây dựng thương hiệu tốt thì sẽ giảm được chi phí marketing và tăng độ phủ, chiếm ưu thế trên thị trường hơn. Điều này giúp doanh nghiệp gần hơn với khách hàng tiềm năng, giúp gia tăng doanh số hiệu quả.

Chiến lược kinh doanh là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của công ty, nó được xem như là chiếc chìa khóa cho sự thành công của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp mà không đưa ra chiến lược hoặc chiến lược không rõ ràng, cụ thể thì sẽ dễ làm doanh nghiệp đi không đúng hướng, thậm chí dẫn đến thất bại, ảnh hưởng đến lợi nhuận và thương hiệu.

Chiến lược thương hiệu là một trong những công cụ quan trọng để hiện thực hóa chiến lược kinh doanh. Chiến lược thương hiệu cần có sự cộng hưởng với chiến lược kinh doanh. 

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp doanh nghiệp của bạn vững bước trên thương trường đầy sự cạnh tranh khốc liệt ngoài kia.

Tìm hiểu thêm: Quảng cáo Facebook, Quảng cáo Google

Tư vấn chiến lược Digital Marketing phù hợp với thương hiệu, xin vui lòng liên hệ:

Chân thành cảm ơn sự quan tâm đến dịch vụ của chúng tôi. MEGAON rất hân hạnh được hợp tác và đem đến giá trị lâu dài cho Quý khách hàng!

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Vui lòng liên hệ Megaon 0949 880 224 (Zalo / Telegram / Viber) – (028) 6678 8497

Công ty Cổ phần Megaon

  • Megaon – Cùng Nhau Phát Triển Bền Vững
  • Phone: (028) 66784897 – 0949 880 224 (Zalo / Telegram / Viber)
  • Mail: info@megaon.vn
  • Website: www.megaon.vn
  • Văn phòng: Tầng 4, Tòa nhà BCONS TOWER, 176/1 – 176/3 Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, Megaon.vn sẵn sàng tư vấn ngay. Để được chuyên gia hỗ trợ ngay bạn vui lòng điền thông tin vào mẫu bên dưới:

[contact-form-7 id="500"]