Công ty truyền thông Megaon phân tích báo cáo tiêu dùng công nghệ Việt Nam được thực hiện bởi InsightAsia và Vero và đã phát hiện những kết quả bất ngờ, phần lớn là tích cực, mở đường cho sự trở lại của các sản phẩm công nghệ sau dịch COVID-19.
Vietnam Tech Consumer Report 2020 – khảo sát về người tiêu dùng công nghệ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đã nêu bật được thiện cảm của người Việt Nam dành cho mảng công nghệ và họ đang kì vọng các công ty công nghệ sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống trên nhiều khía cạnh.
Ngoài thị Việt Nam, khảo sát còn được thực hiện tại Thái Lan và Myanmar trước đại dịch COVID-19 bởi công ty nghiên cứu thị trường InsightAsia và Vero – agency về quan hệ công chúng và digital marketing. Khảo sát cho thấy, 65% người được khảo sát nói rằng công nghệ nhìn chung có tác động tích cực lên đời sống của họ, so với chỉ 6% cho rằng ảnh hưởng của công nghệ là tiêu cực. Điều này được thể hiện rõ qua việc, 84% cho rằng công nghệ đã giúp họ thể hiện tốt hơn trong công việc của mình và 66% xác nhận công nghệ giúp thay đổi tích cực mối quan hệ của họ với người khác.
Tech Consumer Report 2020 được thực hiện tại Việt Nam, Thái Lan và Myanmar trước đại dịch COVID-19 bởi công ty nghiên cứu thị trường InsightAsia và Vero.
“Chúng tôi thực hiện khảo sát này nhằm hỗ trợ các khách hàng thuộc mảng công nghệ của chúng tôi – hầu hết đến từ các quốc gia ngoài Việt Nam – hiểu rõ hơn người tiêu dùng của họ, cũng như cung cấp dữ liệu thực tế để chúng tôi đưa ra những lời khuyên có cơ sở cho khách hàng của mình”, ông Raphael Lachkar, Giám đốc điều hành Vero ASEAN, đang làm việc tại Việt Nam cho biết. “Chúng tôi cũng muốn chia sẻ những thông tin hữu ích này để giúp đỡ các công ty khác đang trên đà phục hồi sau khủng hoảng COVID-19. Với những hạn chế đang dần được gỡ bỏ tại Việt Nam sau dịch, chúng tôi kì vọng sẽ thấy công nghệ ngày càng chứng minh được vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, với tiềm năng định hình lại các mô hình kinh doanh cũng như hành vi người tiêu dùng”.
Điểm sáng cho công nghệ, nhưng mạng xã hội lại mất điểm
Một phát hiện đáng chú ý trong khảo sát đó là, trong 3 quốc gia, đa phần người Việt Nam nói rằng công nghệ đang chiếm lĩnh cuộc sống của họ, với tỉ lệ 66%, so với chỉ 39% ở Thái Lan và 52% ở Myanmar. Điều này thoạt nghe có vẻ ảm đạm, nhưng lại không hẳn là như vậy. Những người trả lời khảo sát đến từ Việt Nam đều có cảm giác tích cực khi nghĩ về công nghệ, trong đó có thể kể đến cải thiện hiệu suất làm việc, cải thiện các mối quan hệ với người khác, thư giãn, giải toả căng thẳng, tất cả những điều này được ghi nhận trong câu trả lời của hơn 60% người tham gia khảo sát. Tuy nhiên, hơn một nửa người được khảo sát thừa nhận mặt còn lại của vấn đề, rằng công nghệ là nguyên nhân chính dẫn đến chứng mất ngủ.
Các tác động tiêu cực khác không trực tiếp xuất phát từ công nghệ mà chủ yếu do hệ quả của việc sử dụng mạng xã hội. Một nhóm đáng kể (33-39%) cho rằng họ gặp nhiều mâu thuẫn hơn vì mạng xã hội và cảm giác bị buộc phải sử dụng, dẫn tới mất khả năng kiểm soát cuộc sống. Do đó, nhóm này mong muốn có một khoảng nghỉ và ngắt kết nối với chúng. Tỉ lệ này đặc biệt cao hơn ở Thái Lan và Myanmar, cho thấy rằng xu hướng tăng trưởng mạng xã hội tại Việt Nam có thể vấp phải các phản ứng trái chiều.
Mặt khác, cũng giống như tại Thái Lan và Myanmar, người tiêu dùng Việt Nam đặt niềm tin lớn vào những sản phẩm công nghệ chính hãng đến từ các nhà cung cấp có uy tín khi quyết định mua sắm. Cảm tình của họ dành cho những thương hiệu nổi tiếng thậm chí còn mạnh hơn so với người tiêu dùng được khảo sát ở các quốc gia khác, ở mức 80%. Đáng chú ý, tới 87% khẳng định chính sách đổi trả thuận tiện, dễ dàng là yếu tốt then chốt, mang tính quyết định. Trong khi đó, ưu tiên dành cho các chính sách hỗ trợ tài chính hoặc trả góp lại thấp hơn nhiều ở Việt Nam, có thể do những yêu cầu pháp lý buộc những nhà phân phối chỉ áp dụng chính sách trả góp với những sản phẩm công nghệ có giá trị cao. Chính điều này đã biến chính sách trả góp thành sự kỳ vọng hiển nhiên hơn là một yếu tố quyết định để “chốt” đơn hàng.
Đối với các dịch vụ công nghệ (ví dụ: apps và website) hành vi tiêu dùng cũng có xu hướng tương tự. Dùng thử miễn phí, độ ứng dụng rộng rãi, sử dụng và thanh toán dễ dàng là những yếu tố mang tính quyết định.
Những phát hiện này cho thấy các công ty công nghệ uy tín cần phải có chiến lược cụ thể hơn trong việc nhấn mạnh mức độ đáng tin cậy của họ so với các mặt hàng giả, hàng nhái, và cách dán nhãn gây hiểu nhầm vốn là những điều khiến người tiêu dùng Việt Nam e dè mua sắm sản phẩm và dịch vụ công nghệ do lo ngại rủi ro.
Truyền thông ưa chuộng nội dung “truyền cảm hứng” và hình thức video
Trước nỗ lực truyền thông của các công ty công nghệ, người tiêu dùng tại Việt Nam đánh giá cao các tin tức về giảm giá và sản phẩm – dịch vụ mới nhiều hơn so với tại các quốc gia khác. Những câu chuyện mang nội dung truyền cảm hứng được yêu thích hơn hết thảy, gần gấp đôi so với các câu chuyện mang tính giáo dục, chỉ xếp thứ 2. Truyền hình vẫn là phương tiện phổ biến nhất để người tiêu dùng Việt Nam nắm bắt thông tin về các sản phẩm công nghệ. Điều này có vẻ đáng ngạc nhiên cho tới khi bảng khảo sát cho biết cụ thể hơn rằng mục “truyền hình” bao gồm cả các dịch vụ video trực tuyến như YouTube, phản ánh xu hướng truyền hình truyền thống đang dần bị thay thế bởi các hình thức giải trí trực tuyến trong những năm gần đây. Thực tế cho thấy ưu thế đang có phần nghiêng về phía YouTube, với việc đa số người tiêu dùng cho biết thời gian họ dành ra để so sánh các sản phẩm công nghệ online chiếm hơn một nửa thời gian.
Lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam lạc quan hậu COVID-19
Khi người dân trở nên quan tâm hơn tới các kênh truyền thông xã hội trong quá trình giãn cách thì cũng là lúc các công ty công nghệ tìm thấy cơ hội tăng trưởng và doanh thu bất chấp đại dịch (những nhận định này có thể đã thay đổi). Khi Vero đăng tải các báo cáo khảo sát trên trang của các công ty, chúng tôi có lưu ý rằng Vero đang lên kế hoạch thực hiện các cuộc khảo sát hậu COVID-19 tại cả 3 quốc gia nhằm đánh giá sự thay đổi trong phản ứng của người tiêu dùng lên các sản phẩm công nghệ suốt đại dịch. Trong khi đó, một số công ty đã nhanh chóng vào cuộc, tung ra các chương trình hỗ trợ xã hội nhằm củng cố danh tiếng doanh nghiệp và tăng tốc phục hồi kinh doanh. Ví dụ:
- Elsa – công ty khởi nghiệp Việt Nam về một ứng dụng học phát âm tiếng Anh, đã cung cấp gói 3 tháng miễn phí.
- Momo, ví điện tử phổ biến nhất ở Việt Nam, đã khuyến khích mọi người đi bộ quanh nhà và tạo ra một quỹ đóng góp cho các tổ chức y tế dựa trên số bước đi đạt được.
- Amanotes, nhà phát hành trò chơi âm nhạc trên thiết bị di động tại Việt Nam đã cung cấp các bản nâng cấp miễn phí cho dịch vụ cao cấp của mình, mở quyền truy cập miễn phí cho tất cả các bài hát.
“Từ việc lên lịch các cuộc họp đến cung cấp bữa ăn, các công ty công nghệ đã biết phát huy thế mạnh của mình để kết nối mọi người. Trong cuộc khủng hoảng COVID-19, các dịch vụ này đã trở thành nền tảng cho thực tế mới của chúng tôi”, ông Barkha Narula, Giám đốc nghiên cứu của InsightAsia Thái Lan cho biết. “Sau đại dịch, chúng tôi hy vọng sẽ thấy ngành công nghệ Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn. Chiến lược truyền thông hiệu quả và dịch vụ hỗ trợ khách hàng linh hoạt sẽ là điểm quan trọng khiến các công ty trở nên khác biệt”.
Để được Megaon tư vấn chiến lược Digital Marketing phù hợp với thương hiệu, xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Megaon Megaon – Cùng Nhau Phát Triển Bền Vững
Phone: 0949.880.224 – (028) 6678 8497.
Mail: info@megaon.vn
Website: www.megaon.vn
Văn phòng: Tầng 5, Tòa nhà BCONS TOWER, 176/1-176/3 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Chân thành cám ơn sự quan tâm đến dịch vụ của chúng tôi. MEGAON rất hân hạnh được hợp tác và đem đến giá trị lâu dài cho Quý khách hàng!
Nguồn: Sưu tầm