Chiến dịch Marketing thất bại nhất lịch sử Pepsi phải kể đến là “Cơn sốt 349” (còn được gọi là “Cơn sốt số”). Chiến dịch này đã thu hút nửa dân số Philippines và hàng triệu người trên thế giới tham gia. Nhờ vậy mà Pepsi đã có được doanh thu cực khủng. Tuy nhiên chiến dịch lại vướng phải rắc rối lớn khi nó làm thủng 130 lần sách, bạo động và hứng chịu 1.000 đơn kiện.
Chiến dịch Marketing “Cơn sốt 349” có gì đặc biệt?
Với mục đích giành vị trí số 1 về thị phần nước giải khát, Pepsi mang tham vọng triển khai chiến dịch “Cơn sốt số”. Thể lệ tham gia rất đơn giản: Dưới nắp chai các loại nước uống như Pepsi, Mountain Dew và 7Up sẽ có một dãy gồm 3 chữ số. Nếu người mua sở hữu nắp chai chứa con số trùng với công bố từ công ty sẽ có cơ hội trúng thưởng từ 1.000 peso tới 1.000.000 peso (khoảng 434 nghìn VNĐ cho đến 434 triệu VNĐ).
Trong vòng 2 tuần đầu sau khi chiến dịch được truyền thông, doanh thu của Pepsi tăng vọt đến 40%. Ngay sau đó, lượng tiêu thụ các sản phẩm Pepsi vẫn không ngừng tăng mạnh giúp Pepsi nhanh chóng giành thế thượng phong, bỏ xa các đối thủ trên thị trường. Tính đến cuối chiến dịch, đã có hơn 31 triệu người tham gia – bằng một nửa dân số của Philippines.
Khi chiến dịch “Cơn sốt 349…trật bánh”
Trong ngày công bố giải độc đắc (25/5/1992), cuộc vui “cơn sốt số” đã trở thành “thảm họa”. Có đến 490.116 “triệu phú peso” xuất hiện cùng con số may mắn 349. Điều này đồng nghĩa với việc Pepsi phải chi trả 490.116.000.000 pesos (212,5 nghìn tỷ VNĐ) cho những người thắng cuộc.
Pepsi ngay lập tức phủ nhận tính hợp lệ của giải và đẩy trách nhiệm lên hãng tư vấn Mexico D.G. Consultores – đối tác của họ. Công ty còn tuyên bố rằng: đây chỉ là “lỗi đánh máy”.
Sự việc này gây phẫn nộ với người dân. Một nhóm người tự xưng là “Liên minh 349” đã tổ chức cuộc bạo động khắp cả nước. Thủ đô Manila bị tê liệt bởi hàng ngàn người biểu tình trong vài tháng. Người dân phẫn nộ đốt 30 xe chở hàng Pepsi, ném bom xăng vào nhà máy sản xuất.
Đứng trước làn sóng phản ứng dữ dội, Pepsi công bố đền bù 35.000 pesos trên mỗi nắp chai 349 (tương đương với 15 triệu VNĐ, chỉ bằng 3,5% giải thưởng độc đắc). Chỉ một bộ phận người đồng ý thỏa hiệp, số còn lại đệ đơn kiện Pepsi ra tòa với số lượng hơn 1000 đơn . Nhãn hàng này phải chi trả hơn 10 triệu USD để hoà giải. Họ còn phải chịu trách nhiệm cho hơn 500.000 người bị ảnh hưởng bởi những cuộc bạo động với 250 triệu pesos.
Như vậy, chiến dịch Marketing của Pepsi không chỉ khiến công ty thua lỗ về mặt tài chính mà còn bị “hạ bệ” thị phần của mình, thậm chí là hứng chịu sự tẩy chay từ người dân Philippines. Tại Việt Nam, nhiều nhãn hàng vẫn cố gắng đánh vào tâm lý “thích làm giàu nhanh chóng” của người dân và sử dụng “cơn sốt số” nhằm kích thích lượng mua hàng. Tuy vậy, cho đến thời điểm hiện tại thì chưa có đơn vị nào đạt được thành công bước đầu như Pepsi. Do đó, công ty cần nên xem xét kỹ lưỡng các chiến dịch marketing trước khi công bố để tránh gặp phải rủi ro không mong muốn.
Tìm hiểu thêm: Quảng cáo Facebook, Quảng cáo Google
Tư vấn chiến lược Digital Marketing phù hợp với thương hiệu, xin vui lòng liên hệ:
Chân thành cảm ơn sự quan tâm đến dịch vụ của chúng tôi. MEGAON rất hân hạnh được hợp tác và đem đến giá trị lâu dài cho Quý khách hàng!
Vui lòng liên hệ Megaon 0949 880 224 (Zalo / Telegram / Viber) – (028) 6678 8497
Công ty Cổ phần Megaon
- Megaon – Cùng Nhau Phát Triển Bền Vững
- Phone: (028) 66784897 – 0949 880 224 (Zalo / Telegram / Viber)
- Mail: info@megaon.vn
- Website: www.megaon.vn
- Văn phòng: Tầng 4, Tòa nhà BCONS TOWER, 176/1 – 176/3 Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh.