Với nhiều công cụ hỗ trợ tăng lượt truy cập website như Facebook Ads, Google Ads, SEO… sẽ chẳng khó để website của bạn có lượng lớn khách hàng truy cập mỗi ngày. Nhưng làm thế nào để chuyển đổi lượt truy cập website này thành đơn hàng thì vẫn là một bài toán khó đối với nhiều chủ shop online.
Dưới đây sẽ là một vài gợi ý giúp bạn cải thiện số lượng đơn hàng hiện tại trên website của bạn.
Trước hết, chuyển đổi lượt truy cập website là gì?
Chuyển đổi là thuật ngữ chung để chỉ việc khách hàng truy cập website và hoàn thành mục tiêu mà bạn muốn họ thực hiện. Mục tiêu ở đây có thể có nhiều loại khác nhau.
Ví dụ, nếu website của bạn là website bán hàng, mục tiêu chính là để người truy cập mua hàng của bạn, đây là chuyển đổi macro. Cũng có những mục tiêu nhỏ hơn chẳng hạn như khách hàng đăng ký để nhận thông tin qua email, đây được gọi là chuyển đổi micro. OnShop sẽ giúp bạn phân biệt các khái niệm chuyển đổi:
Chuyển đổi macro (chuyển đổi vĩ mô):
- Mua sản phẩm trên website
- Yêu cầu báo giá sản phẩm
- Đăng ký một dịch vụ
Chuyển đổi micro (chuyển đổi vi mô):
- Điền email nhận thông tin
- Tạo một tài khoản mua hàng
- Thêm sản phẩm vào giỏ hàng
Tỷ lệ chuyển đổi là gì?
Tỷ lệ chuyển đổi của website (conversion rate trung bình) là số lần người dùng hoàn thành mục tiêu (ví dụ mua hàng) chia cho lưu lượng truy cập website.
Tỷ lệ chuyển đổi chứng minh độ hiệu quả của website bán hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ website của bạn hoạt động càng hiệu quả, phương hướng hoạt động, chiến dịch marketing của bạn đang đi đúng hướng. Theo dõi tỷ lệ chuyển đổi cho phép bạn biết được hiệu suất hoạt động của trang web, biết được tỷ lệ người dùng đã và đang cố hoàn thành xu hướng của họ, đồng thời xác định các lĩnh vực cũng như nhu cầu thị hiếu khách hàng cần phải cải thiện.
Nắm và hiểu rõ tỷ lệ chuyển đổi này, bạn có thể tự xác định được phương hướng kinh doanh và marketing hiệu quả nhất cho công việc kinh doanh online của mình.
Việc tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi cho phép bạn kiếm được nhiều tiền hơn. Ví dụ, bạn đang chi 1.000USD/tháng để chạy quảng cáo Facebook chỉ để mong muốn sẽ có 500 khách truy cập website. Nếu bạn tối ưu tỷ lệ chuyển đổi lên gấp đôi, bạn sẽ có nhiều đơn hàng hơn rất nhiều mà vẫn giữ nguyên chi phí như ban đầu.
Làm thế nào để phân tích các số liệu lượt truy cập website?
Với lượt truy cập lớn, website của nhãn hàng nhận được rất nhiều lợi ích:
- Đứng thứ hạng cao trên trang tìm kiếm
- Gia tăng độ phổ biến, độ tin tưởng website
- Xây dựng uy tín cho website (Domain Authority)
- Gia tăng người dùng mới
- Dễ dàng xây dựng thương hiệu
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi khi có nhiều lượt truy cập
Khi kiểm tra traffic của một trang web và tiến hành phân tích những lượt truy cập ấy, bạn có thể nhận biết được lưu lượng truy cập đến từ kênh nào là hiệu quả nhất. Hãy check lưu lượng truy cập website và đánh giá các chỉ số định kỳ. Từ đó bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn cho chiến lược phát triển website hiệu quả.
Và khi có lượt truy cập vào Website lớn, bạn sẽ có cơ hội biến điều đó thành những đơn hàng. Việc cần làm chính là:
1. Thay đổi nội dung và hình thức trình bày
Khi khách hàng truy cập vào website của bạn, thứ đầu tiên lọt vào mắt họ là giao diện/ cách bạn trình bày trang web của mình. Vậy nên một website bán hàng chuyên nghiệp, được thiết kế đẹp sẽ giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn và kích thích họ khám phá các thông tin trên website của bạn. Bạn nên lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp để làm việc này.
Muốn “ra đơn” từ website, bạn cũng cần phải tối ưu nội dung trên website. Nội dung cần phải thuyết phục và hướng thẳng đến đối tượng mục tiêu. Sử dụng những câu văn dài để thu hút khách hàng vào sản phẩm là không cần thiết và có phần dư thừa. Đa số những chủ shop online lớn đều trình bày nội dung website của mình theo cách tối giản nhất.
Website bán quần áo được thiết kế bởi Onshop
Bạn có thể viết bài mô tả sản phẩm cho hấp dẫn bằng cách nêu bật lên ưu điểm của sản phẩm, thúc giục khách hàng mua hàng… Tuy nhiên rất nhiều khách hàng không muốn đọc một bài viết toàn chữ dài và khô khan, bạn cần trình bày sao cho nổi bật, thu hút sự chú ý của khách hàng bằng cách in đậm những thẻ tiêu đề, phân đoạn bài viết, thêm màu sắc, hình ảnh minh hoạ…
2. Thêm những bằng chứng trên trang web
Khi mua hàng, khách hàng thường thắc mắc website có uy tín không, có thể tin tưởng để mua hàng không?… Họ sẽ thường tìm kiếm những đánh giá từ khách hàng cũ trong quá khứ về sản phẩm và website bán sản phẩm đó trước khi quyết định mua.
Nhưng khi website của bạn hoàn toàn mới, chưa có khách hàng, thương hiệu, cũng không có đánh giá nào để tạo uy tín, cách tạo niềm tin cho khách hàng để họ an tâm mua sắm là gì? Vậy nên vấn đề xây dựng website uy tín sẽ rất quan trọng trong việc giúp bạn dễ dàng kinh doanh hơn. Bạn có thể cung cấp các feedback (phản hồi) của khách hàng cũ, có chính sách đổi trả hàng rõ ràng… để tạo dựng lòng tin với khách hàng.
Tạo dựng lòng tin của khách hàng mới thông qua feedback của khách hàng cũ
3. Tăng niềm tin thương hiệu của khách hàng
Xây dựng niềm tin khách hàng khi sản phẩm của bạn chưa được biết đến rộng rãi là điều vô cùng khó khăn. Nhưng nó là bước cần thiết để chuyển đổi khách hàng tiềm năng.
Có một điều bạn nên biết là khách hàng và bạn là những người xa lạ. Vì vậy bạn cần đảm bảo website của bạn đủ hấp dẫn và khiến khách hàng cảm thấy an tâm. Dưới đây là một số cách giúp bạn có thể làm điều đó:
Nhắn tin trực tiếp với khách hàng
Mặc dù khách hàng và bạn không quen biết nhau, bạn vẫn có thể giới thiệu bản thân và xây dựng kết nối trực tiếp với mỗi khách hàng qua live chat. Bạn có thể bổ sung tính năng live chat này bằng cách sử dụng dịch vụ của Onshop.
Live chat giúp bạn chào hỏi khách hàng khi họ vừa mới truy cập website và khách hàng cũng có thể được giải đáp các thắc mắc của mình. Một số app live chat có thể được lập trình các tin nhắn trả lời tự động. Điều này giúp bạn có thể trả lời khách hàng 24/7.
Dùng chat live động tư vấn hỗ trợ khách hàng càng sớm càng tốt
Sử dụng mạng xã hội để xây dựng mối quan hệ
Việc lập các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Instagram cho shop online là yếu tố quan trọng giúp shop của bạn được nhiều người biết đến. Nếu những người truy cập website không tìm thấy shop bạn trên Instagram, họ sẽ không mảy may nhớ đến shop bạn trong quá trình mua hàng của họ nữa.
Lưu ý rằng bạn không cần phải mở shop trên mọi nền tảng social, bạn chỉ nên duy trì chúng trên những nền tảng social mà khách hàng mục tiêu của bạn hay sử dụng. Điều này yêu cầu bạn phải thường xuyên cập nhật trang mạng xã hội của bạn như Facebook, Instagram với nội dung phù hợp với khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó việc trả lời bình luận cũng như tin nhắn cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn và khách hàng gắn kết nhiều hơn.
Sử dụng phản hồi của khách hàng
Bạn nên có cho mình những hình ảnh (feedback) phản hồi của khách hàng để tăng thêm sự tin tưởng thương hiệu, bạn cũng nên cân nhắc việc tặng sản phẩm cho bạn bè, gia đình, hoặc người nổi tiếng để có những phản hồi tích cực về sản phẩm của bạn. Thêm nữa, việc tổ chức một minigame hoặc give-away (tặng quà) cũng là một ý tưởng giúp shop của bạn được nhiều người biết đến hơn.
4. Đơn giản hoá thủ tục mua hàng
“Nếu gặp phải nhiều rắc rối và bất tiện trong quá trình mua hàng, khách hàng rất có thể sẽ không mua hàng nữa”.
Nhiều chủ shop xây dựng website rất tốt, có nhiều bài viết chất lượng, khách hàng xem xong đã quyết định mua hàng, nhưng đến bước đặt hàng thì thủ tục lại quá rườm rà. Nếu gặp phải nhiều rắc rối và bất tiện trong quá trình mua hàng, khách hàng rất có thể sẽ không mua hàng nữa.
Kinh nghiệm rút ra từ việc kinh doanh online cho thấy bạn nên hạn chế việc bắt khách hàng phải tạo tài khoản để mua hàng. Bạn chỉ nên yêu cầu trong form đặt hàng các thông tin như họ tên, số điện thoại, địa chỉ để giao hàng là đủ. Các yêu cầu xác minh thông tin khác bạn có thể tự làm bằng cách gọi điện trực tiếp tới họ. Hãy nhớ rằng luôn cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua hàng đơn giản và thuận tiện nhất, đừng phức tạp hoá vấn đề không cần thiết.
5. Chèn video giới thiệu sản phẩm
Video giải quyết việc khách hàng ngày càng vội vã hơn khi sử dụng Internet, đôi khi họ không đủ kiên nhẫn để đọc một bài chỉ có chữ hoặc thậm chí là xem ảnh. Hầu hết người dùng không có mong muốn ở lại lâu trên trang web. Nhưng hầu hết trong số họ sẵn sàng dành 2 đến 5 phút trở lên để xem video liên quan.
Sau khi xem xong các video, khách hàng sẽ dễ dàng hình dung về sản phẩm, công dụng, giá trị mà nó mang lại. Khi đó, họ sẽ cảm thấy được thuyết phục và muốn mua hàng hơn.
6. Chiến lược Remarketing khách hàng cũ
Remarketing thường được triển khai theo dạng Email marketing (gửi đi một mã code giảm giá với những người chưa thực hiện click vào ‘Thêm vào giỏ hàng’ trên website của bạn) hoặc retargeting khách hàng đã truy cập website với quảng cáo trả phí trên Facebook, Google.
Hãy nhớ rằng không phải tất cả các khách hàng đều sẵn sàng mua sản phẩm của bạn ngày từ lần đầu tiên truy cập. Phụ thuộc vào sản phẩm và giá thành của sản phẩm, quyết định của họ có thể diễn ra lâu hơn khi họ có thể quay lại website của bạn một vài lần nữa.
“Không phải tất cả các khách hàng đều sẵn sàng mua sản phẩm của bạn ngày từ lần đầu tiên truy cập”.
Remarketing nhắm thẳng vào những người truy cập website trước đây dựa trên những hành động mà họ đã thực hiện trên website của bạn như không ấn vào nút ‘Thêm vào giỏ hàng’ hoặc click vào một sản phẩm nào đó nhưng không mua hàng.
Đây là một chiến lược hiệu quả để khiến thương hiệu của luôn ở vị trí “top of mind” (đầu tiên) trong tâm trí của những khách hàng chưa mua sản phẩm của bạn.
7. Theo dõi chỉ số trên social platform
Mỗi shop đều có những điểm khác nhau, xem xét và theo dõi những chỉ số phân tích trên Google Analytics, Facebook Insight… có thể giúp bạn thấy rõ chân dung khách hàng tiềm năng về sở thích, nơi sống, tuổi tác…
Trong khi tổng tỷ lệ chuyển đổi là quan trọng, thì việc chia nhỏ quá trình mua hàng cũng là một việc nên làm. Thay vì thiết kế nút ‘Thanh toán ngay’, bạn có thể chia nhỏ quá trình này bằng cách tạo thêm nút ‘Thêm vào giỏ hàng’ rồi sau đó mới ‘Thực hiện thanh toán’. Làm như vậy sẽ giúp bạn xác định rõ điểm “rơi” của khách hàng ngay từ lần truy cập website đầu tiên.
Nếu bạn vẫn chưa chuyển đổi được lượt truy cập website thành đơn hàng, hãy nhìn lại những điểm sau để “chữa cháy” ngay:
- Bạn có đang bán đúng sản phẩm đến đúng đối tượng mục tiêu?
- Bạn đã thử tập trung vào thị trường “ngách”?
- Có phải lượt truy cập website là của khách hàng mục tiêu?
- Bạn đã bắt đầu xin feedback từ khách hàng/ người quen của mình chưa?
Nên nhớ rằng việc theo dõi, thống kê các chỉ số có thể giúp shop của bạn hoạt động hiệu quả hơn.
Theo brandsvietnam.com