Bước 1 – Nghiên cứu khách hàng, đối thủ và rà soát hiện trạng truyền thông
Đầu tiên là nghiên cứu khách hàng. Hãy áp dụng mô hình phổ biến nhất – 5W1H (Who, What, Why, When, Where và How). Với mô hình 5W1H này, hãy tự trả lời khách hàng của bạn là ai, họ mua gì và mong muốn gì ở sản phẩm/dịch vụ của bạn, tại sao họ mong muốn như vậy, họ phát sinh nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ khi nào, họ tham khảo thông tin ở đâu trước khi quyết định mua sản phẩm, hành trình đưa ra quyết định diễn ra như thế nào.
Tiếp theo, phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn đánh giá được hoạt động truyền thông của đối thủ đồng thời tiếp thu được những ý tưởng hay cho kế hoạch của mình. Bên cạnh đó, việc phân tích đối thủ sẽ giúp bạn dự đoán được đường đi nước bước của đối thủ, hiểu khách hàng đang nói gì về đối thủ…
Để hoàn thành bước 1 trong xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm, hãy thực hiện rà soát lại chính hiện trạng truyền thông mà bạn đã và đang thực hiện. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
– Chiến lược marketing bạn đã và đang thực hiện là gì?
– Tình trạng các kênh truyền thông bạn sở hữu đang ra sao?
– Tình trạng các kênh truyền thông mất phí đang như thế nào?
– Quy mô nhân sự đang thực hiện marketing gặp vấn đề gì?
Bước 2 – Xác định mục tiêu, thông điệp truyền thông và công chúng mục tiêu
Đích đến của việc xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm chính là việc xác định đúng mục tiêu truyền thông. Mục tiêu truyền thông của doanh nghiệp phải thật cụ thể, dễ hiểu, đo lường được, khả quan có thể đạt được, thực tế. Bên cạnh đó cần xác định được thời gian để hoàn thành mục tiêu là bao lâu.
Về công chúng mục tiêu, bạn cần phải xác định được những đối tượng có khả năng là khách hàng mục tiêu của bạn. Sau đó hãy cân nhắc thật kỹ và đi đến quyết định chọn một đến một vài đối tượng trong số đó hoặc tất cả.
Công chúng mục tiêu có thể là người dùng sản phẩm/dịch vụ hoặc là người mua sản phẩm/dịch vụ hoặc người ảnh hướng đến quyết định tiêu dùng sản phẩm. Từ việc xác định được công chúng mục tiêu, bạn sẽ định hướng được thông điệp truyền thông.
Thông điệp truyền thông là yếu tố xuyên suốt mọi hoạt động của doanh nghiệp
Thông điệp truyền thông chúng ta đang nói đến được xây dựng từ những giá trị của doanh nghiệp, của sản phẩm hoặc thương hiệu. Có thể sản phẩm, thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn có rất nhiều giá trị tốt nhưng nếu thông điệp về tất cả các giá trị thì bạn đã sai. Bởi khách hàng khó có thể ghi nhớ tất cả các giá trị của bạn và khiến giá trị lớn nhất bị mờ nhạt đi.
Hãy lựa chọn một vài giá trị lớn nhất để thực hiện thông điệp nhất quán trên sản phẩm và các phương tiện truyền thông ở thời điểm cụ thể.
Bước 3 – Sáng tạo ý tưởng – mấu chốt quan trọng trong xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm
Những ý tưởng sáng tạo sẽ là nam châm thu hút khách hàng xem quảng cáo của bạn
Bất kỳ thương hiệu hay sản phẩm nào khi đưa ra thị trường đều gặp những khó khăn nhất định. Cụ thể như bạn thực hiện quảng cáo nhưng người tiêu dùng không muốn xem, thậm chí rất ghét. Họ ghét những chương trình quảng cáo chen vào khi đang xem phim, họ ghét bị làm phiền bởi những tờ rơi khi đi dường… Và điều khó khăn hơn cả đó việc quảng cáo ngày càng rầm rộ khiến người tiêu dùng không thể ghi nhớ bạn là ai.
Đến đây chắc chắn bạn đã hiểu vai trò của việc sáng tạo ý tưởng. Vậy làm sao để tạo ra ý tưởng?
Hãy hình dung ý tưởng truyền thông không thể xuất phát từ giá trị thương hiệu mà phải từ một giá trị khác bên ngoài thương hiệu và có thể thu hút khách hàng. Thế nhưng để có một ý tưởng đầy đủ thì phải kết hợp giữa giá trị thương hiệu với giá trị ngoài thương hiệu.
Để đạt được điều này, trước hết bạn cần vạch ra những cách mà bạn cho rằng có thể gây sự chú ý từ công chúng mục tiêu. Tiếp theo hãy kết hợp những cách đó với thông điệp truyền thông hay chính là giá trị thương hiệu của bạn. Cuối cùng, hãy đặt ra những câu hỏi như: đối tượng A, đối tượng B, các đối thủ của bạn, cánh nhà báo sẽ phản ứng thế nào trước ý tưởng của bạn.
Nếu bạn đang rơi vào tình trạng cạn kiệt ý tưởng sáng tạo, hãy ngồi lại một chút và tìm ý tưởng từ chính thông điệp truyền thông, từ việc nghiên cứu các công chúng mục tiêu, từ các yếu tố ngữ cảnh xã hội và từ việc học hỏi, tổng hợp thành quả truyền thông đã có…
Bước 4 – Xây dựng kế hoạch cụ thể trong giai đoạn đầu
Sau khi đã đi qua 3 bước đầu trong xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm, bước tiếp theo hãy kết nối tất cả lại để tạo nên một kế hoạch tổng thể.
Cụ thể lúc này bạn cần thực hiện các đầu việc sau:
– Từ ý tưởng lớn để lên ý tưởng chi tiết hơn
– Lên kế hoạch sản xuất nội dung và chọn phương tiện truyền thông để đăng tải nội dung.
– Đề ra thời gian thực hiện
Tiếp theo, hãy lên kế hoạch phương tiện truyền thông (Media plan) với 4 phần rõ ràng: phương tiện & hình thức truyền thông, thời gian truyền thông, ngân sách truyền thông và chỉ số đo lường hiệu quả truyền thông.
Bước 5 – Thực thi theo kế hoạch
Sau khi đã có bản kế hoạch Media Plan, bạn cần tiếp tục xây dựng kế hoạch hành động hay còn gọi là Action Plan để đưa ra những đầu việc cụ thể cho nhân sự thực hiện.
Action Plan sẽ bao gồm các đầu việc cụ thể, deadline hoàn thành các đầu việc đó và người hoặc nhóm người thực hiện.
Đây là bước rất quan trọng trong xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm để kiểm soát chất lượng công việc của nhân sự trong từng mảng công việc đang triển khai.
Bước 6 – Đo lường, giám sát và điều chỉnh tối ưu hiệu quả
Một khó khăn mà hầu như doanh nghiệp nào cũng gặp phải đó là giữa bộ phận marketing và bộ phận kinh doanh xảy ra mâu thuẫn. Họ thường đổ lỗi cho nhau khi làm việc không hiệu quả, cụ thể bộ phận marketing thường cho rằng bộ phận truyền thông đang lãng phí ngân sách.
Vì vậy người quản lý cần phải có công cụ theo dõi, đo lường chính xác trên các nền tảng trực tuyến đồng thời theo dõi báo cáo về nguồn khách hàng từ bộ phận kinh doanh để đánh giá hiệu quả truyền thông.
Từ kết quả được đánh giá bạn sẽ nhận thấy mình có đang lãng phí ngân sách cho truyền thông hay không để từ đó điều chỉnh ngân sách cũng như chiến lược để đạt hiệu quả tối ưu nhất trong khoản ngân sách hợp lý.
Tìm hiểu thêm: Quảng cáo Facebook, Quảng cáo Google